Chú thích Tạ_Văn_Phụng

  1. 1 2 s:Việt Nam sử lược/Quyển II/Cận kim thời đại/Chương VIII
  2. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ Tạ Văn Phụng.
  3. Trần Trọng Kim viết: Lúc bấy giờ ở ngoài Bắc Kỳ có tên Phụng, tên Trường, đánh phá ở mặt Quảng YênHải Dương ngặt lắm, lại có Nguyễn Văn Thịnh (tục gọi Cai tổng Vàng), quấy nhiễu ở Bắc Ninh, mà trong Nam Kỳ thì lại mất thêm hai tỉnh nữa. Triều đình lấy làm lo sợ lắm, bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Gia Định giảng hòa (Việt Nam sử lược, tr 494). Phạm Văn Sơn thì kèm theo lời bình như sau: Các vụ loạn ở Bắc Kỳ (trong đó đáng kể hơn cả là vụ Tạ Văn Phụng), có một điều vô cùng tai hại là vì nó mà triều đình Tự Đức phải vội vã ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp ở Nam Kỳ để rảnh tay đối phó với Bắc Kỳ. Tự Đức nghĩ rằng có ký với Pháp chăng nữa thì rồi đây lại tìn cơ khôi phục những tỉnh đã nhượng. Bắc Kỳ bấy giờ có lẽ ở trong một tình trạng khẩn trương hơn Nam Kỳ bội phần? Việc Tự Đức điều động tướng Nguyễn Tri Phương và nhiều đại tướng khác ra Bắc Kỳ bấy giờ cũng đủ hiểu.(Việt sử tân biên, sách đã dẫn, tr. 146, 149 và 162).
  4. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam chép Tạ Văn Phụng theo tướng Charles Rigault de Genouilly về đánh Quảng Nam. Sách Việt Nam sử lược (tr. 502) lại ghi là theo tướng Léonard Charner. Xét thấy, viên tướng này không mang quân đánh Quảng Nam mà là đánh Gia Định (trận Đại đồn Chí Hòa).
  5. Quốc triều sử toát yếu, tr. 397.
  6. Lịch sử Việt Nam (1427-1858), tr. 84.
  7. Quảng Yên là một tỉnh cũ ở phía đông Bắc Bộ, được thành lập năm 1831 dưới thời Minh Mạng. Sau này ghép với Hải Ninh thành Quảng Ninh.
  8. Định An hay Định Yên gồm Nam ĐịnhHưng Yên.
  9. Hải Yên hay Hải An gồm Hải Dương, Quảng Yên.
  10. Theo Lịch sử Việt Nam (1427-1858, tr. 84). Việt Nam sử lược (tr. 503) chép việc này ở vào tháng 3 năm Quý Hợi (1863), tức khi ấy Hòa ước Nhâm Tuất 1862 đã ký kết xong. Sử gia Phạm Văn Sơn cũng không ghi rõ khi đề cập đến vấn đề này. Trích: Trước năm 1863, Tạ Văn Phụng thấy quân triều dốc toàn lực để đối phó với mình nên cho người đi cầu viện soái phủ Nam Kỳ. Nhưng vì lúc này Pháp quân không dồi dào để chia sẻ ra Bắc, nghĩa quân lại quấy phá nhiều nơi, và việc hòa giải giữa Pháp và triều đình Tự Đức sắp xong, nên việc cầu viện của Phụng bị bỏ rơi. Sử gia tu sĩ A. Launay rất than tiếc vì việc này. Còn P. Cultru thì cho rằng bấy giờ Pháp có ý nhường đất Bắc cho Tây Ban Nha nên khước từ. Theo ý chúng tôi, Pháp không có chủ trương như thế, họ chưa ngó đến Bắc Kỳ bởi họ chưa thanh toán được hết đất đai ở Nam Kỳ mà thôi (tr. 148).
  11. Tổng Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông, tỉnh Quảng Yên (theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trấn An Quảng, trang 82).
  12. Việt sử tân biên (sách đã dẫn), tr. 148-149. Quốc triều sử toát yếu chép đoàn thuyền chiến của Tạ Văn Phụng bị bão đến hai lần. Một tướng thân cận của Tạ Văn Phụng tên là Độ (không rõ họ) cũng đã chết trong cuộc hành quân này (tr. 409).
  13. Tổng Hà Bắc thuộc huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông, tỉnh Quảng Yên (nằm ở địa điểm khoảng lân cận thị trấn Quảng Yên và xã Minh Thành huyện Yên Hưng ngày nay). Căn cứ theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trấn An Quảng, trang 82.
  14. Quốc triều sử toát yếu, tr. 411.
  15. Đảo Phù Long là một đảo lớn kéo dài hơn 60 dặm ở giữa biển, thời Nguyễn thuộc tổng Hà Liên, huyện Hoa Phong (Nghiêu Phong) tỉnh Quảng Yên (theo Cao Xuân Dục, Đại Nam dư địa chí ước biên. Nhà xuất bản Văn Học, 2003, tr. 402).
  16. Quỳnh Lâu và An Trì (Yên Trì) thuộc tổng Hà Bắc, huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh).
  17. Vị Dương thuộc tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông.
  18. Các tổng Hạ Đoàn, Lang Thâm của huyện An Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương thời nhà Nguyễn; huyện An Dương xưa nay là các vùng đất thuộc quận Lê Chân, quận Ngô QuyềnAn Hải của Hải Phòng).
  19. Hà Lai thuộc huyện Nghiêu Phong, tỉnh Quảng Yên.
  20. Quốc triều sử toát yếu, tr. 423.
  21. Chép theo Lịch sử Việt Nam (1427-1858), tr. 84.
  22. Lịch sử Việt Nam (1427-1858), tr. 84-85.
  23. Cùng quan điểm này có nhóm tác giả sách Đại cương lịch sử Việt Nam. Trích: Cuộc nổi loạn của Tạ Văn Phụng do thực dân Pháp giật dây thông qua ban tày của các gián điệp đội lốt thầy tu, cốt để triều đình Huế bối rối vì phải lo đối phó với phong trào ngoài Bắc mà sơ hở và nhượng bộ chúng trong Nam (Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lễ,Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, tr.30).
  24. Theo tài liệu này thì cố đạo Trường không phải là người Việt, mà là linh mục Le Grand de Liraye. Sau (ngày 14 tháng 10 năm 1866), cũng chính ông là người đã cùng đi với Paulin Vial với tư cách là thông ngôn ra Huế để bức bách vua Tự Đức nhượng luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp.
  25. Lược theo sách Võ Duy Dương với Đồng Tháp Mười do Nguyễn Hữu Hiếu chủ biên. Nhà xuất bản Trẻ và Tạp chí Xưa & Nay hợp tác ấn hành. Bản điện tử: .